Trong quá trình hàn gắn linh liện và các thành phần SMDs lên bề mặt của bảng mạch in PBC, chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của kem chì hàn. Vậy kem chì hàn là gì? Thành phấn cấu tạo và tính năng của loại kem hàn này ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được biết nhé!
Tìm hiểu về kem chì hàn
Kem chì hàn là gì?
Kem chì hàn được biết đến là một hỗn hợp được pha trộn giữa bột hàn và các chất trợ hàn cụ thể theo tỷ lệ nhất định. Đúng như tên gọi, hỗn hợp này ở dạng kem ướt. Điều này sẽ giúp cho kem hàn dễ dàng bám dính lấy bề mặt của bảng mạch in so hơn các vật liệu hàn khác như thanh hàn hay thiếc hàn.
Thành phần cấu tạo của kem hàn
Thường thì những loại kem hàn chì truyền thống sẽ chứa các thành phần gồm 2 kim loại là Thiếc (Sn) và Chì (Pb) với tỷ lệ là 63% Thiếc và 37% Chì. Đây là tỷ lệ hàn chì tiêu chuẩn, cho mối hàn bóng bẩy, sáng, đẹp và bền chắc.
Tuy nhiên, sau này, luật pháp một số nước đã cấm sử dụng chì. Bởi chì là nguyên tố độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Nên thành phần cấu tạo của kem hàn đã thay đổi. Theo đó, kim loại chì sẽ được thay bằng những kim loại khác như Bạc (Ag) và Đồng (Cu). Tỷ lệ hỗn hợp kem hàn không chì cũng rất đa dạng, có thể là 99.7% Thiếc và 0.3% Đồng hoặc 96.5% Thiếc, 3% Bạc và 0.5% Đồng.
Tính năng của kem chì hàn
So với thiếc hàn dạng dây, dạng thanh thì dạng kem hàn cho nhiều tính năng vượt trội hơn, như là:
- Độ nhớt cao, khả năng bám dính tốt và tuyệt đối an toàn với sức khỏe người sử dụng..
- Khả năng in liên tục vượt trội, hạn chế được tình trạng lỗi ở mức thấp nhất.
- Khả năng chống ăn mòn tốt, độ bền điện môi cao, chống sốc nhiệt.
Cách sử dụng kèm chì hàn đúng chuẩn
Đầu tiên, lấy kem hàn bôi lên mạch in và chỉ được bôi lên các chỗ cần hàn. Để cho kem hàn được bôi đúng chỗ cần sử dụng stencil PCB.
Stencil sẽ được đặt trên bo mạch và quét một lớp kem hàn lên để đảm bảo đúng lượng kem hàn ở các vị trí cần hàn. Lưu ý là cần phải phết đủ kem hàn. Nếu quá ít kem sẽ không đủ để tạo mối hàn. Còn nếu quá nhiều thì mối hàn sẽ có thể bị dính nhau giữa các miếng đệm liền kề.
Sau khi phết xong kem hàn lên bảng mạch in thì bảng mạch sẽ được cho vào máy để đặt các linh kiện vào. Lực căng của kem hàn sẽ giúp giữ các linh kiện ở đúng vị trí tạm thời. Cần chú ý là không được va chạm mạnh với bo mạch trong giai đoạn này vì có thể làm rơi các linh kiện ra ngoài. Ngoài ra, cần hàn bo mạch trong vòng một vài giờ sau khi đã đặt linh kiện vào, nếu không kem hàn sẽ bị giảm tác dụng khi đặt ở ngoài môi trường quá lâu.
Xem các sản phẩm: Chì kem chất lượng tại Thetech đang phân phối trên thị trường
Ứng dụng của kem chì hàn
Kem hàn chì được ứng dụng làm vật liệu hàn mạch in PBC được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật hàn ngược (Reflow Soldering) và Công nghệ Dán bề mặt (SMT). Kem hàn giúp cho quá trình sản xuất diễn ra một cách đơn giản, dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Địa chỉ mua kem chì hàn uy tín, chất lượng
Nhu cầu sử dụng kem chì hàn ngay một lớn, dẫn đến có rất nhiều địa chỉ cung cấp loại vật liệu này ra đời. Khiến khách hàng không biết được nơi nào bán sản phẩm uy tín, chất lượng.
Hiện nay, Thetech được biết đến là đơn vị cung cấp các dòng kem chì hàn chuẩn chính hãng với mức giá tốt nhất thị trường. Các sản phẩm bên chúng tôi đều được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm và giá cả. giúp bạn có thể yên tâm khi mua hàng tại chúng tôi.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin về kem chì hàn. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về loại thiếc hàn này. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ đến Thetech để nhân viên bên chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhé!