Hàn que là gì? Những điều cần biết về kỹ thuật hàn que

Hàn que là một trong những kỹ thuật hàn phổ biến được nhiều thợ hàn áp dụng hiện nay. Vậy hàn que là gì? Hàn que mang lại những ưu điểm gì khi hàn và kỹ thuật hàn que được thực hiện ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để Thetech để được giải đáp tất cả những câu hỏi này nhé!

Hàn que là gì?

Hàn que còn được gọi là hàn hồ quang tay. Đây là quá trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng que hàn có thuốc bọc, lúc này hồ quang điện sẽ được hình thành ở đầu que hàn khi có dòng điện chạy qua khoảng trống không khí giữa điện cực và bề mặt vật hàn. Quá trình này có nối đất để tạo sự an toàn cho người hàn. Mục đích của hàn que là để tạo ra liên kết, nối hoặc sửa chữa các chi tiết kim loại cần hàn.

Xem sản phẩm: Kem thiếc hàn

Ưu điểm của hàn que

Kỹ thuật hàn que mang lại rất nhiều ưu điểm như sau:

  • Có thể ứng dụng được trên nhiều kim loại với độ dày khác nhau
  • Vị trí hàn đa dạng, linh hoạt, có thể hàn được trên bề mặt ít được làm sạch.
  • Trong quá trình hàn, vỏ bọc que hàn sẽ có chức năng tự tạo ra môi trường bảo vệ nên hạn chế tối đa những tác động từ gió. Mọi người thường sử dụng kỹ thuật hàn này khi hàn ở ngoài trường
  • Thiết bị sử dụng cho kỹ thuật hàn que có giá thành rẻ, tính cơ động cao nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí hàn.

Que hàn – Cấu tạo của que hàn dùng trong hàn que

Khái niệm

Trong kỹ thuật hàn que chắc chắn không thể thiếu được vật liệu que hàn. Que hàn thực chất là một thanh kim loại (thường được làm từ đồng) mà khi có dòng điện chạy qua sẽ nóng chảy và bổ sung kim loại cho các mối hàn.

Khi que hàn nóng chảy sẽ được cắt thành từng đoạn thẳng có chiều dài từ 250 – 450 mm. Những đoạn này gọi là lõi que hàn. Bao bọc bên ngoài lõi một lớp hỗn hợp các khoáng chất thì gọi là que hàn có thuốc bọc. Nếu chỉ có phần lõi không thì được gọi là que hàn trần. Khi thực hiện hàn bằng que hàn trần sẽ cho chất lượng mối hàn kém bên hơn. Vậy nên, ngày nay ít ai dùng đến que hàn trần.

Cấu tạo

Vì que hàn trần hiếm khi được sử dụng nên trong phần dưới dây, chúng tôi chỉ đề cập đến cấu tạo của loại que hàn có thuốc bọc bảo vệ. Loại que này có cấu tạo gồm 2 phần: lõi que hàn và phần vỏ bọc.

  • Phần lõi que hàn

Phần lõi que hàn là những đoạn kim loại thẳng có độ dài phổ biến từ 250mm đến 500mm với đường kính nằm trong khoảng 1.6mm đến 6mm.

Trong phần lõi que hàn sẽ có 2 phần không bọc thuốc: phần đuôi và phần đầu. Phần đuôi có độ dài khoảng 3cm-5cm không có thuốc bọc để kẹp vào kìm hàn. Phần đầu sẽ để ra 1mm không bọc thuốc với tác dụng mồi hồ quang cho dễ.

  • Phần vỏ bọc

Lõi que hàn sẽ được bao bọc bởi một lớp hỗn hợp các loại khoáng chất, hóa chất, các loại fero hợp kim. Đây được gọi là phần vỏ bọc của que hàn. Trong vỏ bọc sẽ có thêm chất kết dính để giữ vỏ bọc dính chắc vào lõi que hàn. Độ dày của vỏ bọc thường nằm trong khoảng 1 – 3mm tùy vào loại que hàn.

Công dụng chính của thuốc bọc là làm mồi dẫn cháy, giúp que hàn bắt cháy dễ dàng hơn và bổ sung kim loại vào mối hàn để giúp mối hàn tăng thêm sự chắc chắn. Bên cạnh đó, phần vỏ bọc còn giúp bảo vệ mối hàn trước những tác nhân oxi hóa giúp mối hàn luôn bền đẹp, sáng bóng và không bị gỉ sét.

Xem sản phẩm: Dây thiếc hàn

Phân loại

Que hàn có nhiều loại, thông thường sẽ được phân loại theo các tiêu chí sau:

  • Phân loại theo kích thước sẽ có 6 loại que hàn phổ biến:

– Que hàn 2mm chiều dài 250 – 350mm

– Que hàn 2.5mm chiều dài 300 – 350mm

– Que hàn 2.6mm chiều dài 300 – 350mm

– Que hàn 3.2mm chiều dài 350 – 400mm

– Que hàn 4mm chiều dài 400 – 450mm

– Que hàn 5mm chiều dài 400 – 450mm.

  • Phân loại theo công dụng sẽ có 4 loại que hàn:

– Que hàn hồ quang tay

– Que hàn cắt

– Que hàn dưới nước

– Que hàn năng suất cao.

  • Phân loại theo thành phần của thuốc bọc cũng sẽ có 4 loại que hàn như sau:

– Que hàn có thuốc bọc hệ axit (ký hiệu A)

– Que hàn có thuốc bọc hệ bazơ (ký hiệu B)

– Que hàn có thuốc bọc hệ Rutil (ký hiệu R)

– Que hàn có thuốc bọc hệ hữu cơ (ký hiệu O hoặc C)

Các kỹ thuật hàn que cơ bản

Kỹ thuật hàn que cơ bản được thực hiện theo từng bước như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần hàn

Bề mặt vật hàn cần phải được làm sạch trước khi thực hiện hàn que. So với các kỹ thuật hàn khác thì hàn que không yêu cầu quá khắt khe về thao tác làm sạch.

Bước 2: Mồi hồ quang

Hồ quang là quá trình tạo ra một dòng điện giữa điện cực và vật hàn. Dòng điện này phải tỏa ra nhiệt lượng đủ lớn để làm nóng chảy kim loại. Thông số về độ lớn của dòng hàn phải được thiết lập đúng trước khi tiến hành hàn.

Người thợ tiến hành mồi hồ quang bằng cách di chuyển que hàn theo hướng vòng cung, để ý độ dài hồ quang không vượt quá đường kính que hàn. Nếu độ dài hồ quang quá ngắn, hồ quang sẽ không ổn định rất dễ khiến vũng hàn đông cứng nhanh và tạo vảy hàn. Còn nếu độ dài hồ quang quá dài sẽ gây văng tóe khiến vũng hàn đông cứng chậm, dễ xuất hiện bọt khí gây ảnh hưởng đến quá trình hàn.

Bước 3: Điều chỉnh tốc độ hàn

Tốc độ hàn quyết định rất lớn đến sự thành công của kỹ thuật hàn que. Nên điều chỉnh tốc độ hàn sao cho hồ quang đạt ⅓ chiều dài của vũng hàn là được. Nếu tốc độ hàn quá chậm sẽ tạo mối hàn lồi và độ ngấu không bảo đảm. Còn hàn quá nhanh cũng sẽ làm độ ngấu của mối hàn giảm xuống, vảy hàn không đắp đều và không lấp đầy vũng hàn.

Bước 4: Kiểm tra và làm sạch mối hàn

Khi hàn xong, người thợ làm sạch mối hàn bằng cách dùng búa gõ sạch xỉ bám trên bề mặt mối hàn. Sau đó, sẽ kiểm tra lại, sữa chữa những sai sót trong quá trình hàn.

Xem sản phẩm: Thiếc thanh

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi hàn que là gì và những điều cần biết trong kỹ thuật hàn que. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về kỹ thuật hàn này. Nếu cần tư vấn thêm điều gì, vui lòng liên hệ đến công ty phân phối các loại vật liệu thiếc hàn uy tín- Thetech để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

5/5 - (2 bình chọn)