Hàn chì là một kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong ngành chế tác linh kiện điện tử. Vậy cụ thể kỹ thuật này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này nhé!
Hàn chì là gì?
Hàn chì là kỹ thuật nối 2 kim loại lại với nhau bằng mỏ hàn và dung dịch thiếc hàn, chì hàn nóng chảy. Sau khi dung dịch này nguội đi sẽ tạo thành mối nối bền chắc giữa 2 kim loại. Kỹ thuật này được ứng dụng chủ yếu để hàn gắn các thiết bị linh kiện điện tử.
Các công cụ và vật liệu cần chuẩn bị khi hàn chì
Trước khi thực hiện hàn chì, bạn phải chuẩn bị một số công cụ và vật liệu sau:
Mỏ hàn chì
Mỏ hàn chì là một dụng cụ không thể thiếu được khi hàn chì. Tác dụng của mỏ hàn là làm nóng chảy các chất hàn xung quanh mối nối.
Mỏ hàn có nhiều công suất khác nhau nhưng được sử dụng nhiều nhất là mỏ hàn công suất 40W. Bởi nếu sử dụng những mỏ hàn có công suất lớn hơn sẽ gây nhiều bất lợi như:
- Mỏ hàn có công suất càng lờn thì tỏa ra nhiệt lượng lớn. Khi tiếp xúc với linh kiện, có thể gây hỏng linh kiện bởi nhiệt độ quá cao.
- Gây ra hiện tượng oxy hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng bởi nhiệt lượng của mỏ hàn tỏa ra quá lớn. Từ đó, mối hàn sẽ trở nên khó hàn hơn.
- Có thể làm đen tại vị trí hàn, làm giảm độ bóng cũng như tính thẩm mỹ của mối hàn.
Nhựa thông
Trong hàn chì, nhựa thông được sử dụng để tráng phủ lên bề mặt của mối hàn, giúp chống oxy hóa và tăng tuổi thọ cho mối hàn. Đồng thời, nhờ có nhựa thông mà mối hàn tăng tính bám dính tốt hơn. Thông thường, nhựa thông dùng trong kỹ thuật hàn là ở dạng rắn, màu vàng nhạt.
Thiếc hàn/Chì hàn
Quá trình hàn chì chắc chắn không thể thiếu được vật liệu thiếc hàn (còn gọi là chì hàn). Đây là một hợp kim kim loại có thể nóng chảy để tạo thành mối nối vững chắc cho 2 kim loại. Hiện nay, thiếc hàn sử dụng trong hàn chì có 2 loại chủ yếu là thiếc hàn có chì và thiếc hàn không chì.
Tuy nhiên, loại thiếc hàn không chì lại được ưa chuộng sử dụng hơn. Bởi thành phần của nó không chưa chí, không sinh ra khói độc, an toàn với sức khỏe của con người.
Các thao tác hàn chì chi tiết nhất
Bước 1: Làm sạch bụi bề mặt cần hàn, vệ sinh bảng mạch và chân linh kiện cho sạch sẽ. Bước này là cần thiết để làm tăng chất lượng và tính thẩm mỹ cho mối hàn.
Bước 2: Cắt chân linh kiện sao cho phần chân khi đã cắm vào mạch vẫn trồi lên khoảng 1mm tính từ bề mặt bảng mạch đến linh kiện.
Bước 3: Thực hiện tráng thiếc tại đầu mỏ hàn, đầu dây và vị trí cần hàn. Bước tráng thiếc có công dụng giúp mỏ hàn không tiếp xúc trực tiếp với chân linh kiện, bảng mạch. Đồng thời, tặng độ bám dính cho dây dẫn và linh kiện khi hàn. Cũng như giúp tản nhiệt ra xung quanh vị trí hàn, không làm hỏng, cháy bảng mạch do nhiệt độ quá cao.
Bước 4: Hàn linh kiện
Đối với linh kiện thông thường:
- Đưa nhựa thông lại gần mỏ hàn cho nhựa thông chảy ngập đầu mỏ hàn.
- Đưa mỏ hàn đến chỗ chân linh kiện, tăng nhiệt mỏ hàn cho nhựa thông chảy ra và phủ kín chân linh kiện và lỗ trên mạch
- Đưa dây thiếc vào các khu vực chân linh kiện, lỗ mạch in, đầu mỏ hàn. Lúc này, thiếc chạm vào đầu mỏ hàn sẽ nóng chảy ra, khi nguội đi tạo thành mối nối bền chắc.
Đối với linh kiện nhiều chân:
- Bôi nhựa thông lên toàn bộ chân của vi mạch
- Lấy một lượng thiếc bằng hạt đậu cho chân đầu tiên, tăng nhiệt mỏ hàn cho thiếc nóng chảy và di chuyển đến các chân tiếp theo cho đến chân cuối. Lưu ý là phải di chuyển 1 chiều.
- Chân linh kiện nào còn chạm nhau thì có thể thêm nhựa thông rồi tiếp tục di lại cho đến cuối.
Lưu ý: Trong quá trình hàn, bạn có thể thêm hoặc bớt thiếc tùy ý để làm đẹp mối hàn.
Trên đây là những giải đáp những thắc mắc liên quan đến hàn chì là gì. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được các thao tác chi tiết khi thực hiện hàn chì.
Xem sản phẩm: Chì kem
Xem sản phẩm: Thiếc hàn