Mạch điện tử công nghiệp được tạo thành từ việc hàn gắn các linh kiện điện tử lại với nhau. Vậy cách hàn chúng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết cách hàn mạch điện tử nhé!
Hàn mạch điện tử là gì?
Mạch điện tử công nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong các thiết bị điện tử và máy móc. Cấu tạo của một mạch điện tử bao gồm các linh kiện như bóng bán dẫn, điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diot,…Các linh kiện này được hàn gắn với nhau thông qua các chất hàn như thiếc hàn, chì hàn. Quá trình này gọi là hàn mạch điện tử.
Các dụng cụ sử dụng trong hàn mạch điện tử công nghệ
Khi hàn mạch điện tử công nghiệp, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau
Mỏ hàn
Mỏ hàn là một công cụ cầm tay có tác dụng chính là nung chảy chì hàn, từ đó, giúp kết dính 2 thành phần kim loại khác nhau thành một thể thống nhất. Mỏ hàn được nung nóng bằng cách sử dụng khí đốt hoặc thông qua hiện tượng đoản mạch để làm tan chảy kim loại.
Nhiệt độ của mỏ hàn sẽ phụ thuộc rất lớn vào công suất của mò hàn. Công suất càng lớn thì nhiệt độ sinh càng cao.
Máy hàn
Máy hàn là phiên bản nâng cấp hơn của mỏ hàn. Nó cho phép người sử dụng điều chỉnh chính xác nhiệt độ khi hàn để không làm hỏng linh kiện điện tử. Nguyên lý hoạt động của loại máy này là thông qua việc sử dụng nhiệt và lực, có thể có sử dụng vật liệu hàn bổ sung để tăng tính kết dính.
Đầu mỏ hàn
Đầu mỏ hàn có đa dạng các hình dáng để phục vụ cho các chức năng hàn khác nhau. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng 2 loại đầu là:
- Đầu nhọn: sử dụng để hàn trong những khu vực nhỏ yêu cầu độ chính xác cao, không làm ảnh hưởng đến những linh kiện xung quanh.
- Đầu Chisel: sử dụng để hàn dây điện hoặc các linh kiện lớn vì kích thước của loại đầu này rất rộng.
Chất hàn
Chất hàn là một loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình hàn gắn kim loại. Chất hàn sẽ được nấu chảy trong mỏ hàn hoặc máy hàn tạo thành dung dịch hàn. Dung dịch này khi đông đặc lại có tác dụng gắn kết vĩnh viễn các thành phần linh kiện trong bảng mạch điện tử công nghiệp lại với nhau.
Hướng dẫn các bước hàn mạch điện tử chi tiết
Các bước hàn mạch điện tử chính xác như sau:
Bước 1: Làm sạch bảng mạch và các linh kiện điện tử. Bởi nếu không được làm sạch, chất hàn sẽ không thể bám dính tốt trên bề mặt cần hàn. Như vậy, chất lượng mối hàn sẽ không đạt được tiêu chuẩn yêu cầu.
Bước 2: Thực hiện cắt bỏ chân linh kiện trước khi đưa vào hàn mạch.
Bước 3: Thực hiện mạ thiếc ở 3 vị trí quan trọng là đầu hàn sắt, đầu dây và vị trí vết hàn.
- Mạ thiếc ở đầu hàn sắt để mỏ hàn không tiếp xúc trực tiếp với các chân linh kiện. Nếu chẳng may bạn quên mạ thiếc tại vị trí này sẽ rất dễ làm board mạch bị cháy, hỏng hoặc làm sai lệch chỉ số linh kiện, sự cố do quá nhiệt.
- Mạ thiếc vào đầy dây để loại bỏ tạp chất, giúp chất hàn bám chắc hơn vào chân linh kiện và dây hàn. Tuy nhiên, trước khi mạ thiếc cần cạo sạch lớp gỉ sét trên đầu dây hoặc chân linh kiện.
- Tại vị trí vết hàn, dung dịch hàn đưa vào sẽ lấp đầy lỗ linh kiện, tản nhiệt ra môi trường xung quanh. Từ đó sẽ hình thành sự cân bằng nhiệt, nâng cao độ bền của bảng mạch điện tử công nghiệp sau quá trình hàn.
Bước 4: Thực hiện công đoạn hàn gắn các thành phần linh kiện.
Đối với mạch điện tử thông thường, thực hiện hàn như sau:
- Bấm mỏ hàn vào nhựa thông để phần nhựa nóng chảy ngập vào trong đầu mỏ hàn
- Đưa mỏ hàn vào chân linh kiện, đốt nóng mỏ hàn để phần nhựa thông chảy ra lấp linh kiện, chân và lỗ trên mạch.
- Cuối cùng là đưa dây hàn vào vùng chân linh kiện, lỗ mạch in và đầu mỏ hàn. Lúc này, phần thiếc sẽ chạm vào đầu mỏ hàn và nóng chảy ra.
Đối với hàn chân IC, thực hiện như sau:
- Dùng mỏ hàn bôi nhựa thông tới toàn bộ các chân của IC.
- Đưa thiếc vào mỏ hàn và làm chúng nóng chảy. Sau đó, di chuyển mỏ hàn đi từ chân đầu tiên đến chân cuối cùng trong dãy.
Trên đây là hướng dẫn cách hàn mạch điện tử đơn giản. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với mọi người.